News
Capacity Building Training on Gender, Communication and Community Radio Toolkit for Teachers

[Tiếng Việt phía dưới]
Ha Noi, Viet Nam - In October 2021, UNESCO Office in Viet Nam, in partnership with the Department of Teachers and Educational Administrators (DTEA) of the Ministry of Education and Training, organized a virtual capacity building training workshop for 59 key teachers (30 women and 29 men) in We are ABLE project schools. The project is working with 24 lower secondary schools in the provinces of Ha Giang, Ninh Thuan and Soc Trang. The training workshop focused on gender-sensitivity and student-led communication. It also aimed to provide teachers with knowledge and skills to implement the UNESCO Community Radio Toolkit in school.

The training workshop was divided into three sessions over three weeks. The first session provided an overview of approaches to communication for development (C4D), communication for behaviour change (BCC) and gender-sensitive communication. The training’s participatory and interactive design created opportunities for teacher trainees to cultivate theories, express their thoughts and opinions, and play with the knowledge via individual sharing, group discussions, games and Q&A. sessions These activities required the trainees to reflect and challenge the status quo of gender stereotypes in communication messages. Through this, they learned to develop a gender-sensitive communication plan for lower secondary students under the trainers’ guidance.

The second session focused on the importance of student participation in school communication activities, followed by the introduction of the UNESCO Community Radio Toolkit. It included practical tools in various formats, allowing several options for a school radio programme depending on the scale, human resources, technical equipment and creativity. By participating in group discussions and games, trainee teachers participated in hands-on activities to discover these tools. Additionally, the training presented some online applications and platforms to implement their community radio programs in lower secondary schools.
In the last training session, applying learnt knowledge, skills, and tools, trainee teachers presented their school radio programme plan and sample products to the trainers and their peers as interviews, role plays, and a news broadcast. They all reflected gender sensitiveness and inclusion while placing students in the role of the creators.

UNESCO Office in Viet Nam will conduct follow-up support for teachers in implementing the Community Radio Toolkit in their school radio programme.
---
About the project: The 'We are ABLE' project has four main areas of focus and targets roughly 16,000 persons – ethnic minority secondary school students, teachers, principals and education officials, parents and community members in three selected provinces. Over 9,000 of these individuals are female, including 6,000 girls aged 11-14 from 24 lower secondary schools. The project has been implemented in Viet Nam since 2019 in partnership with the Ministry of Education and Training, and the Committee for Ethnic Minority Affairs, with the funding from the Malala Fund for Girls’ right to Education supported by the CJ Group.
TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ GIỚI, TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG CỘNG ĐỒNG CHO GIÁO VIÊN

Hà Nội, Việt Nam – Tháng 10 năm 2021, văn phòng UNESCO tại Việt Nam, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Cục NGCBQLGD) – Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 59 giáo viên (30 nữ và 29 nam) từ các trường tham gia dự án Chúng tôi Có thể, tập huấn theo hình thức trực tuyến. Các thầy, cô giáo đến từ 24 trường trung học cơ sở từ các tỉnh Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng. Trọng tâm của tập huấn là các chuyên đề truyền thông có nhạy cảm giới, truyền thông do học sinh chủ động dẫn dắt và Công cụ Truyền thông cộng đồng của UNESCO. Tập huấn nhằm trang bị cho giáo viên kiến thức và kỹ năng để triển khai Công cụ truyền thông cộng đồng của UNESCO trong trường học theo tiếp cận học sinh là người dẫn dắt và tiếp cận nhạy cảm giới.

Tập huấn được chia thành 3 buổi trong 3 tuần. Buổi đầu tiên cung cấp tổng quan về truyền thông vì phát triển (C4D - communication for development), truyền thông thay đổi hành vi (BCC – behaviour change communication) và truyền thông nhạy cảm giới. Với thiết kế có tính tương tác và đặt học viên làm trung tâm, tập huấn đã tạo không gian cho các học viên trau dồi lý thuyết, bày tỏ quan điểm, chia sẻ trải nghiệm cá nhân, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi và hỏi-đáp. Các hoạt động này đòi hỏi các thầy cô tham gia suy ngẫm cũng như phản biện lại những định kiến giới trong các thông điệp truyền thông. Qua đó, giáo viên được thực hành xây dựng kế hoạch truyền thông nhạy cảm giới cho học sinh trung học cơ sở dưới sự hướng dẫn của các tập huấn viên.

Buổi tập huấn thứ nhấn mạnh sự tham gia của học sinh trong các hoạt động truyền thông tại trường học có ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời, giới thiệu tài liệu Công cụ truyền thông cộng đồng của UNESO. Tài liệu chứa đựng các công cụ hữu ích dưới nhiều hình thức, giúp giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp cho chương trình phát thanh tại trường, tùy theo quy mô, nguồn lực, trang thiết bị tại nhà trường và sự sáng tạo của các em học sinh. Tham gia các trò chơi và các thảo luận nhóm, các giáo viên được trải nghiệm một số hoạt động thực hành để cùng hiểu sâu hơn nữa việc vận dụng các công cụ. Ngoài ra, tập huấn viên cũng hướng dẫn một vài ứng dụng và nền tảng trực tuyến để phục vụ cho việc triển khai chương trình phát thanh ở các trường trung học cơ sở tham gia dự án.
Trong buổi tập huấn thứ ba, các thầy cô tham gia tập huấn đã ứng dụng kiến thức và công cụ đã được giới thiệu trước đó để thực hành xây dựng kế hoạch cho chương trình phát thanh Măng non, đồng thời triển khai mẫu một kịch bản phát thanh theo hình thức phỏng vấn, đóng kịch và bản tin. Tất cả các sản phẩm được thể hiện đều có tính bao trùm và nhạy cảm giới, đồng thời, tạo cơ hội để học sinh được đặt vào vị trí khởi xướng và thực hiện.

Sau tập huấn, văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các thầy cô áp dụng tài liệu Công cụ truyền thông cộng đồng để triển khai chương trình phát thanh Măng non tại trường.
---
Về dự án: Dự án “Chúng tôi Có thể” tập trung vào 04 lĩnh vực và tiếp cận khoảng 16.000 người, gồm học sinh dân tộc thiểu số tại 24 trường trung học cơ sở, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ giáo dục, cha mẹ học sinh và người dân cộng đồng tại ba tỉnh dự án. Trong số đó, hơn 9.000 nữ giới với 6.000 trẻ em gái trong độ tuổi từ 11 tới 14 thuộc 24 trường trung học cơ sở sẽ được tiếp cận. Dự án được triển khai tại Việt Nam từ năm 2019, trong khuôn khổ hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Dân tộc, nguồn kinh phí từ Quỹ Malala vì Quyền học tập của trẻ em gái do tập đoàn CJ tài trợ.